Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

SINH VIÊN PHẢI BIẾT LÀM GIÀU!




 3 chuyên gia tư vấn bao gồm:  
  • Quách Tuấn Khanh - Giám đốc Trung tâm huấn luyện Thành công và Hạnh phúc, 
  • Phạm Uyên Nguyên - cố vấn cao cấp của Vina Capital, 
  • Ngô Xuân Dũng - Giám đốc Ngân hàng quốc tế VIB Bank
Bạn muốn mãi là kẻ ăn mày?
“Tôi gọi rất nhiều trong số các bạn ngồi đây: Các bạn sinh viên, những kẻ ăn mày xã hội! Các bạn muốn học bằng tiền trợ cấp của bố mẹ, các bạn muốn thứ gì cũng… sinh viên.

Cơm sinh viên, cà phê sinh viên…, miễn học phí, giảm học phí… nên nỗi danh từ “sinh viên” phải chuyển từ loại một cách “bất đắc dĩ” thành tính từ mang tính… bình dân nhất gắn cho các bạn là thành phần được coi là ưu tú nhất.

Bạn không tự mình kiếm tiền dù bạn dư khả năng đó, khi ra trường, đi xin việc làm, bị chê “chưa có kinh nghiệm” và bạn quay trở lại oán thán do trường và 1001 lý do khác nữa …”.

Theo Quách Tuấn Khanh, nếu không muốn thành những kẻ… ăn mày, những kẻ bị cho là thiếu kinh nghiệm, sinh viên phải tích cực, chủ động học cách làm việc, kiếm tiền. Để thành công nối thành công, làm giàu ngay trên ghế giảng đường: Tại sao không?

"Nắm kiến thức, chớp thời cơ, dám hành động".

Khi phần giao lưu chính thức diễn ra, hội trường chật kín sinh viên cũng là lúc 3 chuyên gia tư vấn bị “bủa vây” bởi các câu “Nếu tôi muốn… thì …?”. Một sinh viên nam: “Em không học kinh tế, cũng không rành lĩnh vực kinh tế nhưng em muốn đầu tư chứng khoán vậy em phải làm những gì?”.

Lập tức Phạm Uyên Nguyên vốn là “dân” Thủy sản (cựu sinh viên Đại học Nông Lâm), cố vấn cao cấp của Vina Capital được “ưu tiên” quyền trả lời:
“Rất nhiều đại gia trong giới đầu tư chứng khoán không hề học một khóa chính quy nào về chứng khoán, và ngược lại nhiều kẻ học có nhiều bằng cấp, chứng nhận hẳn hoi nhưng… gà mờ.

Tuy nhiên: Em cứ phải học những kiến thức cơ bản nhất và trực tiếp tham gia là con đường đến nhanh nhất” đồng thời ông cũng lưu ý “Tùy theo sức của mình và phải biết cầm chừng, chơi để học”.

Em muốn bắt đầu một mạng lưới kinh doanh?” - Câu hỏi của một nữ sinh viên gây xôn xao cả hội trường và lập tức được 3 chuyên viên cùng tư vấn. 
Hãy bắt đầu bằng những chuyến đi thực tiễn trên các vùng miền và trên… Internet”.

Quách Tuấn Khanh “hướng” thêm: “Khi bạn là sinh viên Nông Lâm, bạn muốn kinh doanh bạn phải chú ý đến những nhu cầu xã hội… 

Câu hỏi “chung” nhất nhưng… độc nhất “Làm thế nào để có… tiền?”.
Dĩ nhiên “Đi làm thêm”- được cả hai: vừa tiền vừa kinh nghiệm. Nhưng nếu không... Tiết kiệm! Lại một lần nữa gây… tranh luận ngay trong giới… chuyên gia.

Hãy trích một phần mười trong tài khoản của bạn để dành, hàng chục năm sau bạn có một gia tài” - Quách Tuấn Khanh “góp ý”

78,4% sinh viên không có thu nhập từ năng lực cá nhân (không đi làm thêm). Là kết quả mà nhóm bạn sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng thu được sau khi điều tra 400 sinh viên trong 5 trường đại học lớn tại thành phố Hồ Chí Minh (ĐH Nông Lâm, Y Dược, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Kinh tế, Kiến trúc) từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2006 vừa qua.
Nhóm này cho biết thêm: Trong quá trình điều tra nhiều sinh viên năm nhất, năm 2,3, thậm chí năm cuối… thú thực “chưa đi làm thêm bao giờ và cũng rất… ngại khi đề cập đến vấn đề đó”.
Việc tổ chức những diễn đàn Đào tạo theo nhu cầu của xã hội là xu hướng tất yếu của các trường đại học, cao đẳng… hiện nay”.
Để đáp ứng nhu cầu đó ngay trong nhà trường, những kiến thức sinh viên có được phải có tính thực tiễn.

Gắn liền với thực tiễn, phải biết “làm” ngay trong chính thời gian “học”, nên xem môi trường đại học là môi trường trải nghiệm làm việc thực thụ.

Ngày nay, không ít sinh viên giàu, tuy nhiên tỉ lệ sinh viên “ăn bám” không phải là thiểu số. Những diễn đàn “kết nối thành công” và “làm giàu thời hội nhập” như Đại học Nông Lâm TPHCM tổ chức vừa qua nên được quan tâm, nhân rộng.

Đó cũng là hình thức tạo “thế” cho sinh viên - những thành phần ưu tú trong thời đại công nghệ –- trí tuệ ngày nay.


Mặt khác, giúp sinh viên có hiểu biết căn bản về hội nhập kinh tế toàn cầu khi Việt Nam đã gia nhập WTO, tạo cơ hội cho sinh viên gặp gỡ giao lưu với các doanh nhân giúp họ kịp thời nắm bắt nhu cầu của nhà tuyển dụng, đồng thời khơi dậy khát vọng làm giàu chính đáng cho bản thân và đất nước trong mỗi sinh viên thời kỳ hội nhập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét